TULA.VN - Electronics Materials and Instruments in Vietnam - Hiệp hội doanh nghiệp điện tử những bài học kinh nghiệm  
       ENGLISH     
Trang chủ | Đối tác | Thư ngỏ | Sơ đồ web | Liên hệ
            
MÁY NẠP Jig test | THIẾT BỊ công cụ | VẬT TƯ hoá chất | LINH KIỆN phụ kiện | DỊCH VỤ GIỚI THIỆU | HỖ TRỢ
 HỖ TRỢ
»
Tin nhanh @ Hot news
»
Tin tức & sự kiện
»
TUYỂN DỤNG
»
Xem kho hàng stock
»
Hỏi đáp thường gặp FAQ
»
Google Translate tool
»
Thông cáo báo chí
»
Mạng nội bộ
 Số lượt truy cập

253798179
lượt xem, tính từ 20/12/2006
 Ai đang online
Hiện tại có 0 khách và 0 thành viên đang online.

Bạn là khách. Bạn có thể đăng kí bằng cách nhấn vào đây



OUR PARTNERS
(Products Line-Card)



Flash Support Group

PEmicro

Power Supply

Shenzhen KESD Technology Co.,Ltd.



Car and Consumer IC Solutions Provider


  
Bản để in Bản để in  Gửi tin cho bạn Gửi tin cho bạn
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử những bài học kinh nghiệm
 


Một số công ty lắp ráp máy tính mang thương hiệu Việt Nam đang đề nghị được tham gia Hiệp hội với tư cách là chi hội thành viên. Vậy, điều gì đã làm cho HHĐT phát triển và đang được sự chú ý của nhiều doanh nghiệp không chỉ trong ngành điện tử mà còn cả trong lĩnh vực tin học?
Một số hoạt động của Hiệp hội DN Điện tử.

Một điều nổi bật nhất của HHĐT là ngay từ khi chưa chính thức thành lập và từ ngày thành lập đến nay, đã thực hiện những nhiệm vụ chức năng đối với hội viên như sau:
 Thứ nhất, đã tập hợp các doanh nghiệp thuộc ngành Điện tử nhằm liên kết, tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu.
Thứ hai, đã thực hiện chức năng cầu nối giữa các hội viên và cơ quan quản lý nhà nước, phổ biến cơ chế chính sách của Nhà nước tới các hội viên, tham gia đề xuất xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của Ngành.
Thứ ba, đã làm được nhiệm vụ thông tin, xúc tiến thương mại, nhằm hỗ trợ các hội viên mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
 Thứ tư, bước đầu đã có những thành công về chức năng tư vấn, đào tạo, phổ biến công nghệ sản xuất, nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, kỹ năng xuất khẩu.
Cuối cùng, là thực hiện chức năng đối ngoại của Ngành ở cấp hiệp hội, hợp tác với các tổ chức quốc tế trong các dự án hỗ trợ ngành, góp phần nâng cao uy tín của ngành trong cộng đồng quốc tế.
Lúc chưa chính thức được cấp phép, nhưng Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam đã hoạt động và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển của ngành Điện tử nước nhà. Thí dụ, năm 1998, Hiệp hội DNĐT Việt Nam lúc đó gọi là Hiệp hội lâm thời, đã có kiến nghị trình thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về Chương trình sản xuất sản phẩm điện tử cấp Nhà nước cũng như một số chính sách để đẩy nhanh quá trình phát triển ngành điện tử Việt Nam. Tiếc rằng, trong 6 dự án trình Chính phủ, thì chỉ có một dự án cân điện tử được đầu tư và phát huy rất tốt, còn lại 5 dự án khác đã mất cơ hội, để rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài. Nhiều kiến nghị về chính sách đến nay chúng ta mới xem xét lại.

Một số hoạt động của Hiệp hội trong năm 2002.

Sau hơn một năm thành lập, Hiệp hội đã có Bản tin nội bộ vào tháng 1/2002. Nội dung của tờ tin phản ánh tình hình hoạt động của Hiệp hội, thông báo các văn bản pháp luật mới ban hành về lĩnh vực điện tử và công nghệ thông tin, về thị trường, tuyên truyền cho đường lối hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, quảng bá các công nghệ, thiết bị mới.
 Hiệp hội đã xây dựng được website của Hiệp hội: Đăng ký tên miền, xây dựng xong trang chủ, đang từng bước cập nhật thông tin. Hiệp hội đang làm thủ tục để xin phát hành tạp chí “Điện tử ngày nay” nhưng chưa được Bộ Văn hoá - thông tin cấp phép. (Đây cũng là việc bức xúc cần đề cập bởi vì Chính phủ khi cấp phép đã cho phép HHĐT có cơ quan ngôn luận, nhưng khi làm thủ tục xin có cơ quan ngôn luận thì Bộ Văn hoá và Thông tin không cấp. Xin hỏi Quyết định của Chính phủ lại không bằng quyết định của Bộ VHTT?) Khi đem vấn đề này chất vấn một quan chức của Bộ Nội vụ thì quan chức này cũng không đồng tình với cách làm của Bộ VHTT. Đây lại thêm một minh chứng cho việc thực thi pháp luật của chúng ta là trên dưới không thống nhất, “dưới phủ quyết trên” ngay tại Thủ đô Hà Nội).

 Hiệp hội trở thành đầu mối quốc gia về giải thưởng Công nghệ thông tin châu á - Thái Bình Dương tại Malaysia năm 2002, tổ chức cho 4 công ty đại diện tham gia là VASC, CDIT, CIC và Vietsoftware. Sản phẩm “VASC ICP soft cho mạng truyền thông trực tuyến VASC Orient” của Công ty VASC đã đoạt Cúp vàng thuộc lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin trong Truyền thông và Giải trí, và Việt Nam là 1 trong 6 nước đoạt giải tại cụôc thi APICTA 2002.
  Hiệp hội đã tham gia cùng với Vụ Phi Chính phủ thuộc Bộ Nội vụ để xây dựng Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của các tổ chức hiệp hội.
 Cùng với Hội Cơ khí và Trung tâm Triển lãm Giảng Võ tổ chức thành công Triển lãm “Cơ khí- Điện- Điện tử” tại Triển lãm Giảng Võ vào tháng 3/2002.

  Tăng cường trao đổi thông tin, nhằm củng cố mối quan hệ với các doanh nghiệp thành viên, thông báo cho các doanh nghiệp chủ trương chính sách về thuế ưu đãi của Chính phủ đối với các doanh nghiệp lắp ráp hàng điện tử. Hiệp hội tổ chức cho các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu tham gia Chương trình “Xúc tiến thương mại năm 2003” của Chính phủ, và đã xây dựng Chương trình Xúc tiến thương mại của Hiệp  hội, báo cáo Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại. Chương trình này đã được các cơ quan chức năng của Chính phủ đánh giá là có chất lượng cao.

  Tham gia vào các hội thảo trong nước và quốc tế, tăng cường vị thế của Hiệp hội. Hiệp hội đã trao đổi thư tín với các tổ chức Hội, Hiệp hội đồng nghiệp trong khu vực để mở rộng giao lưu quốc tế.
 Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam đã chính thức là thành viên Ban Chỉ đạo 58 của Chính phủ.
  Trên đây là một số nét về hoạt động của HHĐT Việt Nam . Nhưng có lẽ, ít ai biết rằng, để có được HHĐT ra đời và hoạt động có hiệu quả thì những con người tâm huyết với Hiệp hội đã và dang gặp phải những khó khăn như thế nào? Và họ đã vươn lên ra sao, thậm chí họ đã làm việc vì Hiệp hội với cung cách “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”. Nói ra, có lẽ nhiều người không thể tin được.

 Ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng
 
Câu nói trên rất phù hợp với những con người tâm huyết trong Ban vận động thành lập HHĐT Việt Nam ngay từ những ngày đầu. Lúc đầu vào năm 1996, Ban vận động thành lập Hiệp hội có tên là Ban vận động thành lập hội Công nghiệp điện tử Việt Nam, gồm có 12 thành viên được gọi là “sáng lập viên”. Tất cả 12 sáng lập viên này, nhiều người đã nghỉ hưu, nhưng họ có một điểm giống nhau đó là những con người có tài thực sự, có tâm huyết, có tầm nhìn chiến lược. Nếu không có những con người khởi xướng như các ông, bà (chức danh tính tại thời điểm 1996): Nguyễn Ngọc Ngoạn nguyên TGĐ Tổng Công ty Điện tử - tin học Việt Nam, Vũ Duy Phú UV HĐQT TCT ĐT-TH VN, Nguyễn Chính Mới PTGĐ TCT ĐT-TH Việt Nam, Phạm Văn Bảo, GĐ CTy Địên tử Hapelec Hải Phòng, Ninh Văn Miển, GĐ CTy điện tử Hanel Hà Nội, Phan Chí Thắng GĐ CTy Điện tử Đống Đa Hà Nội...thì không thể có được Hiệp hội doanh nghiệp điện tử như ngày hôm nay. Có thể nói, qua việc thành lập HHĐT cho thấy, bất kỳ tổ chức nào ra đời công việc nặng nhọc nhất, vất vả nhất, tai tiếng nhất...đều thuộc những người khởi xướng ban đầu. Sau đó, tổ chức phát triển và thu được thành quả thì những người được hưởng không phải là những người đi tiên phong.

  Tuy 12 người tham gia khởi xướng, nhưng do diều kiện công tác nên phần lớn công việc của Ban vận động được dồn lên vai Ông Vũ Duy Phú và sau này, ông còn có chức danh trước khi được cấp phép chính thức là “Phó Chủ tịch, kiêm tổng thư ký HHĐT lâm thời”. Có lẽ, lý do ông Phú đứng ra đảm nhận rất đơn giản, vì lúc đó ông đã có thư gửi Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp xin được nghỉ hưu đúng vào ngày sinh của mình là ngày 15-5-1996 và cũng đúng 60 tuổi tròn (ông sinh năm 1936). Ông đã từng giữ nhiều chức vụ như Vụ phó, Vụ trưởng Vụ Khoa học kỹ thuật, phó Bí thư Đảng bộ của Bộ, có Huân Huy chương các loại và lại là người có học vị tiến sĩ tại Vịên Hàn lâm Khoa học Hung-ga-ri năm 1978 (tốt nghiệp Đại học ở Liên Xô vào năm 1968). Còn một điều không thể không nói là, ông Phú rất nhiệt tình với việc thành lập Hiệp hội và ông thực sự là người “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”, có lẽ đó là tính cách của con người tham gia cách mạng từ khi mới 14 tuổi. Những ngày đầu Ban vận động được thành lập, mỗi lần anh em gặp nhau bàn về chuyện hội, nhiều người thường tỏ ra không tin tưởng việc làm của ông Phú và đôi khi ác ý còn nghĩ: ông này cũng mang cái “bệnh kinh niên” của các vị làm cán bộ lâu năm nên không quen làm dân, nên tích cực cho ra đời “cái hội hè gì đó” để có chỗ “đứng” sau khi nghỉ hưu. Với trường hợp ông Phú họ đã nhầm. Như vậy, gần 5 năm trời chỉ sống vào lương hưu làm công tác chuẩn bị cho HHĐT ra đời với bao công việc vất vả, nhưng ông Phú không có đòi hỏi thù lao thật đáng để cho chúng ta đáng suy nghĩ. Hiện nay, với chức danh Phó Chủ tịch HHĐT ông vẫn công tác nhiệt tình, chỉ có điều là không có lương từ HHĐT. Đây cũng là vấn đề để các cơ quan quản lý nhà nước về tổ chức hội, hiệp hội cần suy nghĩ.
 
Con đường chuân chuyên để được cấp phép thành lập Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam.

Để thành lập Hiệp hội DN ĐT Việt Nam thì các cuộc họp nhiều không kể hết, nhưng xin nêu một số văn bản để mọi người hình dung là Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử ra đời như thế nào? Như đã nói ở trên, Ban vận động thành lập Hiệp hội có từ năm 1996 và mãi tới năm 2000 mới được cấp phép. Trong hơn 4 năm, không kể biết bao thủ tục chính thức phải hoàn chỉnh, ở đây chỉ xin nêu một số văn bản không chính thức về việc thành lập Hiệp hội.
Ngày 12-11-1997, ông Vũ Duy Phú đã có thư gửi Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Đặng Vũ Chư về việc thành lập Hiệp hội; ngày 14/5/1999 ông Phú lúc đó với tư cách là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội đã đi lấy được ý kiến của 10 vị chức sắc cỡ Bộ trưởng và các vị từng có chức, có quyền và có chuyên môn trong lĩnh vực điện tử-viễn thông -tin học, đã nghỉ hưu để cùng nhau kiến nghị với Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Phan Văn Khải và Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh về nhiều vấn đề chiến lược và tổ chức lại bộ máy quản lý ngành Điện tử, Viễn thông và Tin học, nhằm phát triển ngành Điện tử, Viễn thông, Tin học và cho phép thành lập Hiệp hội DN ĐT (năm 2003 Chính phủ đã có thêm Bộ Bưu chính-Viễn thông); Bộ Công nghiệp đã có 2 văn bản đề nghị Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ cho phép thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam...

Qua những việc nêu trên và thực tế cho thấy, nhiều hội, hiệp hội ra đời được là công đầu nhờ vào chủ yếu một số người có tâm huyết và đến độ tuổi nghỉ hưu và để có được một giấy phép cũng khá là gian nan vất vả (đã có Hội từ khi có Ban vận động thành lập hội đến khi được cấp phép phải mất hơn hai mươi năm). Chính vì vậy, nhiều hội phải cố kiếm ra những “cây đa, cây đề” để tham gia vào Ban vận động và bộ máy lãnh đạo dù tuổi cao sức yếu. Như vậy, nhiều khi hội, hiệp hội hoạt động không phải là cứ tuân thủ theo các quy định pháp luật, mà còn phải nhờ tới những uy tín cá nhân. Điều này đã lý giải cho sự thắc mắc của nhiều người, vì sao các vị có chức sắc khi nghỉ hưu đều chọn hội, hiệp hội để dừng chân trước khi đi về cõi vĩnh hằng.

Qua đây thể hiện cách quản lý yếu kém của bộ máy chính quyền của chúng ta là thiếu nhạy bén, không biết việc gì nên làm trước, việc gì không nên làm. Rất nhiều việc cần thiết lại do những người không có trách nhiệm thực hiện. Hiện nay, chúng ta đang phát triển kinh tế xã hội theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước thì hội và các hiệp hội có vai trò rất lớn. Nhiều chức năng quản lý nhà nước có thể chuyển dần sang hội và hiệp hội đảm nhận. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước về Hội, Hiệp hội cần nghiên cứu, chủ động đề xuất thành lập hội, hiệp hội, không nên để tình trạng bột phát như hiện nay. Hiện nay, cơ quan quyền lực chỉ chờ xem ai đề nghị thành lập hội, sau khi nhận đơn xong thì ngồi xem xét, đối chiếu với các tiêu chuẩn, các quy định văn bản pháp luật, nếu được thì cho phép. Chính vì cách làm này mà đáng lẽ ra tất cả các hội, hiệp hội đều có thể đóng góp cho sự phát triển phồn vinh của đất nước thì nhiều khi ngược lại. Nhiều hội, hiệp hội khi có có giấy phép rồi để đấy, hoạt động mang tính hình thức hoặc hoạt động cầm chừng hay lợi dụng để mưu lợi cho một nhóm người, và nhiều khi ngân sách tiêu tốn một số tiền khá lớn nhưng hiệu quả thì không tương xứng với số tiền bỏ ra. Lợi ích của các hội, hiệp hội là rất lớn. Thực tế nhiều chức năng quản lý nhà nước có thể chuyển giao cho các hội và hiệp hội đảm nhận. Làm như vậy, chúng ta vừa tinh giản được bộ máy bộ máy hành chính, vừa hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Những khó khăn tồn tại của Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam.

Trong thời gian qua, Văn phòng Hiệp hội, các văn phòng đại diện tại Tp. Hồ Chí Minh, miền Trung - Tây Nguyên cũng như các ban chuyên môn chưa có sự hoạt động nhịp nhàng, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động của Hiệp hội.
Việc cung cấp thông tin và phản hồi thông tin của các hội viên và Văn phòng Hiệp hội không thường xuyên. Nhiều khi chỉ mới có thông tin một chiều từ Hiệp hội xuống các doanh nghiệp.
Kinh phí của Hiệp hội còn hạn hẹp, chưa có điều kiện tổ chức tìm kiếm thị trường quốc tế cũng như giao lưu với các đồng nghiệp nước ngoài.
Phải chăng, những khó khăn tồn tại nêu ở trên cũng là của các Hiệp hội doanh nghiệp khác.

Những kiến nghị của Hiệp hội đối với Bộ Nội vụ

Bộ Nội vụ cần tăng cường phối hợp hành động của các cơ quan Chính phủ và các hiệp hội để các hiệp hội đích thực là cầu nối của các doanh nghiệp với Chính phủ. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp tư nhân, các công ty liên doanh, các công ty TNHH, công ty cổ phần (là các doanh nghiệp không có cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên trực tiếp), Hiệp hội là nơi để các doanh nghiệp phát biểu chính kiến của mình về chiến lược phát triển kinh tế, về các chính sách cụ thể trong từng thời kỳ.
Tăng cường cho hiệp hội được tham gia tư vấn cho Nhà nước về chiến lược phát triển, quy hoạch dài hạn, về chủ trương và chính sách cụ thể, cũng như các biện pháp khuyến khích phát triển công nghiệp điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin ở nước ta.
Tăng cường cho Hiệp hội để có kinh phí hoạt động trong nước cũng như giao lưu với các hội đồng nghiệp quốc tế. Cụ thể, Nhà nước tạo các chính sách, cơ chế để Hiệp hội có được những dịch vụ có thu, tạo cho Hiệp hội trụ sở làm việc lâu dài.

Thiết nghĩ, trên đây không chỉ là kiến nghị của riêng Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam, mà còn là yêu cầu chính đáng của nhiều hội và hiệp hội khác và xin có đề nghị thêm :
Về cơ chế quản lý Hội, Hiệp hội đề nghị Bộ Nội vụ xây dựng các quy định pháp luật về thành lập hội, hiệp hội, ra quyết định thành lập các hội. Hiệp hội là tổ chức chính trị - xã hội hoặc tổ chức xã hội. Các Bộ quản lý ngành quyết định thành lập các hiệp hội nghề nghiệp (như Hội Nhà văn, Hội Nhà báo...). Riêng Bộ Thương mại quản lý các hiệp hội ngành hàng từ quyết định thành lập, điều lệ, xây dựng các quy định bổ sung, nêu rõ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các hiệp hội trong lĩnh vực xuất khẩu. Đặc biệt, trong bối cảnh nước ta đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nên cần có một cơ chế phù hợp để tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữ Bộ Thương mại, các Bộ, ngành sản xuất và hiệp hội ngành hàng./.


http://irv.moi.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=13196



 

 CÁC TIN KHÁC:

  .

ABOUT SIDE (2007/07/11 16:07:12)

  .

SUPPORTS SIDE (2007/07/11 15:57:33)

  .

PRODUCTS SIDE (2007/07/11 15:53:43)

  .

NEWS SIDE (2007/07/11 15:49:46)

  .

Hiệp hội doanh nghiệp điện tử những bài học kinh nghiệm (2007/07/10 21:20:09)

  .

Công ty HANEL chính thức tung ra thị trường các sản phẩm STB (2007/07/10 21:18:01)

  .

Nội dung chứa đựng FLASH ở giữa website (2007/07/10 18:42:52)

  .

LINK lề phải dưới cùng, ngang hàng với PRESS CENTER (2007/07/10 18:40:45)

  .

LINK lề phải dưới Thông cáo báo chí (2007/07/10 18:38:58)

  .

Thông cáo báo chí (2007/07/10 18:36:03)

  .

Catelog 5 (2006/12/20 23:29:34)

  .

Mở hướng phát triển từ một đề tài khoa học (2006/12/20 23:27:34)

  .

CONDITTION AND USING TERMS (2006/12/20 23:19:11)
 
Lời bình là sở hữu của người gửi. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về mặt nội dung.

Khách không được gửi lời bình, vui lòng đăng ký






ĐIỀU KHOẢN SỬ DỤNG

Công ty TNHH Giải pháp TULA - TULA Solution Co., Ltd
VPGD: Số 6 Ngõ 23 Đình Thôn (Phạm Hùng), Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Tel.: 024.39655633,  Hotline: 0912612693,  E-mail: 

 
Bản quyền © 2005-2024, Công ty TNHH Giải pháp TULA sở hữuGIỚI THIỆU | HỖ TRỢ