TULA.VN - Electronics Materials and Instruments in Vietnam - Ngành Công nghiệp Điện tử được ưu đãi và tương lai ra sao?  
       ENGLISH     
Trang chủ | Đối tác | Thư ngỏ | Sơ đồ web | Liên hệ
            
MÁY NẠP Jig test | THIẾT BỊ công cụ | VẬT TƯ hoá chất | LINH KIỆN phụ kiện | DỊCH VỤ GIỚI THIỆU | HỖ TRỢ
 HỖ TRỢ
»
Tin nhanh @ Hot news
»
Tin tức & sự kiện
»
TUYỂN DỤNG
»
Xem kho hàng stock
»
Hỏi đáp thường gặp FAQ
»
Google Translate tool
»
Thông cáo báo chí
»
Mạng nội bộ
 Số lượt truy cập

237222968
lượt xem, tính từ 20/12/2006
 Ai đang online
Hiện tại có 0 khách và 0 thành viên đang online.

Bạn là khách. Bạn có thể đăng kí bằng cách nhấn vào đây



OUR PARTNERS
(Products Line-Card)



Flash Support Group

PEmicro

Power Supply

Shenzhen KESD Technology Co.,Ltd.



Car and Consumer IC Solutions Provider


  
Bản để in Bản để in  Gửi tin cho bạn Gửi tin cho bạn
Ngành Công nghiệp Điện tử được ưu đãi và tương lai ra sao?
 
1 - Ưu tiên, mũi nhọn… nên hiểu thế nào cho đúng?

Trong thời gian qua, những cụm từ “mũi nhọn”, “ưu tiên”, “trọng điểm”, “ưu đãi” được sử dụng tràn lan, làm mất dần ý nghĩa đích thực của nó.


Kết quả là, đã xuất hiện tình trạng rất nhiều ngành, lĩnh vực đều muốn được coi là mũi nhọn, là quan trọng nhất cần được ưu tiên, ưu đãi. Nên cách đây cả chục năm, một vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã nói: “Chúng ta có quá nhiều ngành mũi nhọn cho nên nền kinh tế của ta giống như gai quả mít”. Trong khi đó, vấn đề không phân biệt đối xử các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đang được đề cập nhiều trong thời gian gần đây, do đó cần nhìn nhận việc ưu tiên, ưu đãi một cách nghiêm túc, khoa học và hiệu quả, công bằng hơn.

Một khi tỷ lệ những đơn vị, doanh nghiệp, các lĩnh vực được ưu tiên quá lớn, thì những đơn vị, doanh nghiệp còn lại được coi như bị phân biệt đối xử  và có lẽ chắc chắn sẽ không có đủ nguồn lực để thực hiện. Cũng cần khẳng định, tập trung ưu tiên phát triển mạnh một số ngành, lĩnh vực trọng yếu là một chủ trương đúng. Nếu những ngành, những lĩnh vực được ưu tiên phát triển được, thì nó sẽ có tác dụng kéo theo các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển với nó và đó là nguyên tắc chọn cực tăng trưởng. ở nước ta, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chiếm tỷ lệ lớn, nên việc ưu tiên cho DNNN phải chăng là các DN tư nhân, các thành phần kinh tế khác sẽ bị phân biệt đối xử?

Ai cũng biết, tiền để bao cấp cho những DN đó chính là tiền thuế do dân đóng góp, nên không thể lấy tiền của dân để “nuôi” những DN này. Nhiều DN đã được “ưu tiên”, nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn thua lỗ triền miên, và họ vẫn tiếp tục mong muốn được “tiếp sức” với lý do là bảo vệ người lao động!? Bảo vệ lợi ích người lao động trong DNNN, vậy của người lao động ngoài DNNN thì sao? Nhà nước là của toàn dân, chứ không phải của riêng các DNNN, Nhà nước cần hành động vì lợi ích của toàn dân.

2 – Việt Nam có hay không có ngành Công nghiệp Điện tử?

Vừa qua (8/6/2006), Bộ Bưu chính - Viễn thông và Hiệp hội Điện tử Việt Nam (VEIA) đã tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng Công nghiệp Điện tử (CNĐT) Việt Nam, nhằm đề ra phương hướng phát triển đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, “Công nghiệp Điện tử Việt Nam: yếu toàn thân! - Vừa yếu thể lực, vừa thiếu tinh thần”, “Lạc hậu hàng chục năm so với thế giới”, “ngành Điện tử 30 năm vẫn chưa thoát kiếp... lắp ráp”…
 Thật đáng buồn và ngạc nhiên là, có nhiều người vẫn khẳng định, đến nay, Việt Nam vẫn chưa có ngành CNĐT!
Theo ông Bùi Quang Độ, Chủ tịch Hiệp hội Điện tử VN thì đến giờ này vẫn chưa thể khẳng định là đã có ngành CNĐT tại Việt Nam, vì sau gần 30 năm, chúng  ta  hô hào nội địa hóa thì những ốc vít mà VN làm ra vẫn chưa đạt chất lượng. Theo ông, đó là cái khó để có thể đưa ra phương hướng phát triển Ngành trong thời gian tới.

Người thì khẳng định Việt Nam có ngành CNĐT vì mỗi năm giá trị xuất khẩu sản phẩm điện tử lên đến hàng tỷ USD. Tiếc thay, hàng tỷ USD xuất khẩu sản phẩm điện tử mỗi năm lại là sản phẩm của các công ty 100% vốn của nước ngoài tại Việt Nam. 
Xem ra ý kiến này đáng để các nhà hoạch định chính sách suy nghĩ một cách nghiêm túc.

3 - Thực trạng ngành Công nghiệp Điện tử Việt Nam

Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 37/2000/QĐ-TTg về việc hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp trọng điểm. Đó là ba sản phẩm: tàu biển 11.500 tấn, động cơ đốt trong cỡ nhỏ dưới 30 mã lực và máy thu hình màu. Năm 2001, Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định 19/2001/QĐ-TTg về việc bổ sung sản phẩm máy tính vào danh mục các sản phẩm công nghiệp được hỗ trợ. Việc chủ trì và thực hiện dự án này đươc giao cho Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam (thuộc Bộ Công nghiệp), nhưng đến nay thực trạng ngành CNĐT ra sao?
Tính đến hết năm 2003, tổng mức đầu tư cho toàn ngành CNĐT Việt Nam từ trước đến nay là 1,6 tỷ USD, trong đó 85% là đầu tư nước ngoài (FDI). Con số này còn thấp hơn mức đầu tư cho một dây chuyền sản xuất chip của Intel (vòng đời của con chíp khoảng sáu tháng). Thậm chí, còn thấp hơn các mức đầu tư cho ngành... mía đường trong nước.
Bốn đại gia điện tử JVC, Toshiba, Panasonic và Sony đầu tư 60 triệu USD cho Tổng Công ty Điện tử-Tin học Việt Nam (VEIC) chủ yếu là lắp ráp các thiết bị điện tử dân dụng bằng các linh kiện ngoại nhập, chiếm gần 80% giá thành sản phẩm. VEIC đã từng đầu tư sản xuất linh kiện máy tính là vỏ máy (case) với mức giá 22 USD, nhưng không thể bán được, vì sản phẩm cùng loại sản xuất ở Đài Loan có giá... 12 USD!

Tổng Thư ký VEIA đã thừa nhận: “ Đầu tư cho ngành CNĐT đã nhỏ và manh mún, lại cộng thêm với việc chưa có định hướng chiến lược nào được thông qua, khiến các doanh nghiệp điện tử càng gặp nhiều khó khăn. Không có chiến lược, các doanh nghiệp điện tử buộc phải tự tìm hướng đi cho mình. Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ do công nghệ quá lạc hậu, sản phẩm không đủ sức cạnh tranh đã phải chuyển hướng sang sản xuất, kinh doanh các mặt hàng khác. Chính vì vậy, giá trị gia tăng của ngành Điện tử không lớn và hoạt động không đồng đều…”.

Người ta tính, nếu như năm 1994, giá trị xuất khẩu bằng 0 thì đến năm 2000, giá trị xuất khẩu của ngành này đã đạt được 782 triệu USD, và sáu tháng đầu năm 2006 đã là 405 triệu USD. Chỉ riêng hai công ty Fujitsu và Orion Hanel đã chiếm tới 95% kim ngạch xuất khẩu của cả Ngành.

Thật đáng buồn cho các nhà hoạch định chính sách, khi mà hiện nay trung bình mỗi năm thế giới tiêu thụ 200 triệu tivi các loại của khoảng 20 hãng sản xuất. Trong khi đó, thị trường VN chỉ tiêu thụ khoảng 1,4 triệu cái, bằng 0,7% của thế giới, nhưng số thương hiệu cũng khoảng 20. Như vậy, với sản lượng quá thấp, doanh nghiệp VN khó có thể đầu tư chiều sâu, sản xuất linh kiện. Nếu cứ lắp ráp đơn giản như hiện nay, hoặc Nhà nước không có những chính sách hỗ trợ đúng đắn, sẽ không thể cạnh tranh được với hàng nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước ASEAN.

VEIA thừa nhận, hoạt động chính của ngành CNĐT là lắp ráp sản phẩm điện tử tiêu dùng, chiếm đến 80%, còn các sản phẩm điện tử chuyên dùng chỉ 20%. Qua kết quả khảo sát thực hiện vào cuối năm 2005 và đầu năm 2006 đối với 9 DN quốc doanh và hơn 40 công ty cổ phần, 20 công ty TNHH và 38 DN có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử đã cho thấy một nghịch lý, nhiều DN trong ngành Điện tử nhảy sang kinh doanh địa ốc. Hiện nay, các DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm đến 80% giá trị hàng điện tử trong nước. Họ đầu tư vào lĩnh vực này chủ yếu khai thác nguồn lao động phổ thông lương thấp của VN.

VEIA cho rằng, ngành CNĐT VN hầu như chỉ khai thác sản phẩm cũ, lợi nhuận quá ít, nên giá trị gia tăng của sản phẩm VN chỉ đạt từ 5 -10%. Trong khi đó, đây lại là một ngành siêu lợi nhuận đối với nhiều nước trên thế giới, khi mà họ biết đầu tư vào nghiên cứu - phát triển để luôn cho ra đời những dòng sản phẩm mới.
Nhưng khi chọn đầu tư thì tại không mang lại hiệu quả. Kết quả thực hiện Dự án phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp máy tính đã cho thấy, giá thành sản phẩm máy  tính sản xuất còn cao hơn mức bình quân.
Công nghiệp phụ trợ của Việt Nam kém phát triển đối với ngành CNĐT. Đơn giản nhất và ít người biết rằng, Hãng Canon muốn sử dụng các loại ốc vít do các DN VN sản xuất cho sản phẩm máy in làm tại VN, thế nhưng cả 26 DN mà Canon khảo sát đều không có sản phẩm đạt yêu cầu, buộc Canon phải nhập của Công ty Fujitsu Việt Nam, một doanh nghiệp FDI lớn có kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng nửa tỉ USD, phải nhập khẩu 100% linh kiện và nguyên vật liệu từ nước ngoài; Công ty Panasonic Việt Nam, Công ty Sanyo Việt Nam chỉ mua được thùng các tông, xốp chèn từ các doanh nghiệp Việt Nam…

Theo dự báo, tivi LCD sẽ phổ biến trong vài năm tới, giá của sản phẩm này cũng đang giảm mạnh (Tivi sử dụng bóng đèn hình (CRT) đang thoái trào, thay vào đó là tivi màn hình tinh thể lỏng (LCD). Hiện nay, giá chào bán cũng rất rẻ, chỉ khoảng 1.000 USD loại 32’, thấp hơn rất nhiều so với giá bán hiện nay tại Việt Nam. Tuy vậy, phần lớn doanh nghiệp điện tử VN đều chưa có bước chuẩn bị để đón đầu xu hướng tiêu dùng mới này. Đối với tivi LCD, VN đừng bao giờ nghĩ mình sẽ sản xuất được linh kiện. Vì vốn đầu tư quá lớn, trong khi đó sản lượng của ta quá thấp. Đối với sản phẩm này, doanh nghiệp VN chỉ còn một khe rất hẹp là sản xuất phần mềm, nhưng đến giờ chưa có đơn vị nào trong nước xúc tiến.

Một số yếu tố quan trọng để phát triển ngành CNĐT thì Việt Nam lại thiếu và yếu. Đó là, trình độ khoa học, công nghệ và trang thiết bị sản xuất của phần lớn các DNNN và DN tư nhân đều lạc hậu, tiêu hao nhiên liệu, nguyên liệu lớn, tay nghề của người lao động thấp nên chất lượng sản phẩm không cao, khả năng cạnh tranh kém, rất khó được các nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận. Ngoài ra, việc vi phạm thời hạn giao hàng cũng là một yếu tố giảm tính cạnh tranh của nhiều DN Việt Nam.

Thực trạng của ngành CNĐT Việt Nam theo nhận định của ông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT): “Hiện trạng công CNĐT VN rất đáng buồn. Các doanh nghiệp quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành Điện tử một vài năm qua đều hoạt động cầm chừng. Khối doanh nghiệp tư nhân có tăng trưởng mạnh nhưng do tỷ trọng quá bé nên không trở thành động lực. Hiện tại, vai trò đầu tàu của Ngành thuộc về các doanh nghiệp FDI định hướng xuất khẩu như Fujitsu, Canon, Orion-Hanel. Đây là những đơn vị có được đầu tư bài bản từ vốn nước ngoài, trang thiết bị tương đối hiện đại, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành hàng cũng như xuất khẩu. Chỉ riêng nhà máy Fujitsu Việt Nam đã xuất khẩu gần 50% tổng kim ngạch của toàn ngành CNĐT VN”.

4 – Ngành CNĐT được ưu đãi và tương lai ra sao?

Được đánh giá là có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, nhưng CNĐT Việt Nam chưa có được một quy hoạch phát triển tổng thể. Hiện nay, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về thực trạng và chiến lược phát triển của ngành Điện tử VN. Do đó các doanh nghiệp lĩnh vực này phải tự tìm đường đi cho mình và chịu thiệt thòi khi chính sách không nhất quán. Ví dụ, máy tính thương hiệu Việt Nam nằm trong Chương trình Cơ khí trọng điểm, nhưng do Bộ Tài chính quy định tỷ lệ nội địa hoá không hợp lý nên không một đơn vị sản xuất-lắp ráp máy vi tính nào tại Việt Nam được hưởng chế độ thuế ưu đãi.
Nhiều chính sách thuế đã kìm hãm phát triển ngành CNĐT, mặc dù các doanh nghiệp điện tử kêu cứu đến hơn 10 năm mới sửa điều bất hợp lý. Trong thời gian chờ đợi này, nhiều đơn vị đã phải ngừng sản xuất.
Điều này chứng tỏ, dù có chính sách, chủ trương đúng xin đừng vội mừng, vì còn phải xem những cơ quan, con người có tính quyết định sẽ làm như thế nào.

Thật là quá muộn, đến nay, Vụ Công nghiệp CNTT (Bộ BC-VT) đang tham khảo ý kiến của các bộ, ngành liên quan để xây dựng hoàn chỉnh dự thảo Quyết định của Chính phủ về hỗ trợ sản phẩm công nghiệp - CNTT trọng điểm. Trước đây định hướng là sản xuất linh kiện và đã không thực hiện được.
Một thách thức lớn cho ngành CNĐT là thực hiện lộ trình hội nhập AFTA, từ năm 2006, thuế suất hàng điện tử nguyên chiếc nhập khẩu vào VN chỉ còn 0-5%, tương đương mức thuế nhập khẩu linh kiện hiện nay. Các doanh nghiệp đang kêu lên rằng, ngành Điện tử VN còn quá non yếu sẽ bị đẩy vào thế “thập tử nhất sinh”.
Nếu không có gì thay đổi từ chính sách của Nhà nước, nhiều DN điện tử từ sản xuất sẽ chuyển sang làm nhà phân phối cho các hãng nước ngoài, vì lắp ráp như hiện nay sẽ không còn lợi nhuận.

5 - Kết luận

Tại Hội thảo có ý kiến sau, đáng để các nhà có trách nhiệm với đất nước và ngành CNĐT tham khảo:
 VN không cần phải lấy làm xấu hổ khi không có ngành CNĐT. Người Nhật hoàn toàn có thừa tài chính và công nghệ để sản xuất máy bay, và họ không sản xuất máy bay, nhưng họ vẫn là nước giàu. Ngay cả các nước ASEAN, công nghiệp của họ khá phát triển nhưng cũng không thấy sản phẩm điện tử nào của họ ở thị trường VN. Vấn đề là ta phải tìm ra được những sản phẩm mới, có giá trị cao, lợi nhuận lớn…


Thu Hương



 

 CÁC TIN KHÁC:

  .

Hiệp hội doanh nghiệp điện tử những bài học kinh nghiệm (2007/07/12 22:50:24)

  .

Sẽ chỉ còn các ''đại gia'' sống sót? (2007/07/12 22:48:18)

  .

Ngành Công nghiệp Điện tử được ưu đãi và tương lai ra sao? (2007/07/12 22:47:18)

  .

Ngành điện tử VN được ưu tiên nhưng không có chiến lược (2007/07/12 22:46:12)

  .

Hàng điện tử–CNTT: Gian nan con đường xuất ngoại (2007/07/12 22:43:00)

  .

ABOUT SIDE (2007/07/11 16:07:12)

  .

SUPPORTS SIDE (2007/07/11 15:57:33)

  .

PRODUCTS SIDE (2007/07/11 15:53:43)

  .

NEWS SIDE (2007/07/11 15:49:46)

  .

Hiệp hội doanh nghiệp điện tử những bài học kinh nghiệm (2007/07/10 21:20:09)

  .

Công ty HANEL chính thức tung ra thị trường các sản phẩm STB (2007/07/10 21:18:01)

  .

Nội dung chứa đựng FLASH ở giữa website (2007/07/10 18:42:52)

  .

LINK lề phải dưới cùng, ngang hàng với PRESS CENTER (2007/07/10 18:40:45)

 

 CÁC TIN LIÊN QUAN:

  ¦

Hợp tác đầu tư với Hàn Quốc đầy tiềm năng phát triển (2008/01/04 14:21:51)

  ¦

Phấn đấu xuất khẩu 2 tỷ USD hàng điện tử trong năm nay (2007/07/12 22:56:34)

  ¦

Các Khu công nghiệp Hải Dương: Ưu tiên đón công nghệ mới (2007/07/12 22:54:08)

  ¦

Hiệp hội doanh nghiệp điện tử những bài học kinh nghiệm (2007/07/12 22:50:24)

  ¦

Sẽ chỉ còn các ''đại gia'' sống sót? (2007/07/12 22:48:18)

  ¦

Ngành Công nghiệp Điện tử được ưu đãi và tương lai ra sao? (2007/07/12 22:47:18)

  ¦

Ngành điện tử VN được ưu tiên nhưng không có chiến lược (2007/07/12 22:46:12)

  ¦

Hàng điện tử–CNTT: Gian nan con đường xuất ngoại (2007/07/12 22:43:00)

  ¦

Công ty HANEL chính thức tung ra thị trường các sản phẩm STB (2007/07/10 21:18:01)

 






ĐIỀU KHOẢN SỬ DỤNG

Công ty TNHH Giải pháp TULA - TULA Solution Co., Ltd
VPGD: Số 6 Ngõ 23 Đình Thôn (Phạm Hùng), Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Tel.: 024.39655633,  Hotline: 0912612693,  E-mail: 

 
Bản quyền © 2005-2023, Công ty TNHH Giải pháp TULA sở hữuGIỚI THIỆU | HỖ TRỢ